RSS

Author Archives: leatherhut360

Lời khuyên khi mua da may mặc

Da là một sản phẩm tự nhiên độc đáo với tính đặc thù đáng mơ ước. Tuy nhiên, một điều quan trọng là nên nhận thức và thấu hiểu được nhiều loại khác nhau, các thuộc tính và sự biến đổi của nguyên liệu thô để chắc chắn có sự hài lòng đối với sản phẩm hoàn chỉnh.

Nguyên liệu thô – chọn lựa loại da phù hợp với mục đích sử dụng là rất quan trọng. Ví dụ, da bò thì không phải là loại da phù hợp nhất để làm vải may mặc nhẹ cho phụ nữ. Nếu bạn cần một loại da nhẹ, bền thì một tấm da cừu trưởng thành có thể trở nên yếu đi khi cắt thành tấm mỏng 0.7mm. Những sự thay đổi theo mùa hay việc gây giống động sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng và kích cỡ, và có thể tiềm tàng làm giảm giá trị và giá. Sẽ không có một quy luật cứng nhắc nào cả nhưng một cái nhìn cơ bản về các loại nguyên liệu thô và các thuộc tính vốn có của nó sẽ là một khởi đầu tốt.

Các loại da – có nhiều loại da khác nhau, và một lần nữa, mục đích sử dụng cuối cùng cần được đặt lên hàng đầu. Da nhuộm bán anilin sẽ bền hơn da anilin, nubuck hay da lộn. Tuy nhiên, da nhuộm thường có một vẻ bên ngoài kém tự nhiên hơn. Da anilin và nubucks dầu có xu hướng dễ bị bẩn và khó giặt sạch hơn. Sự phai màu có thể xuất hiện ở da sáp nhờn hay nubucks.

Chất lượng da – câu ngạn ngữ “tiền nào của nấy” thường là đúng. Có thể tốt hơn nếu bạn trả nhiều tiền để mua da hơn là tăng lợi nhuận.

Thử mẫu – hãy đảm bảo rằng chất lượng vải được chấp nhận một cách rõ ràng ngay từ đầu, cụ thể hóa điều gì là không chấp nhận được về sản phẩm cuối. Nếu bạn trả tiền vải nappa chất lượng cao cấp thì đó là cái mà bạn mong đợi nhận được. Một lời khuyên là giữ một mẫu vải da tốt và kiểm tra vân tay để đối chiếu.

Chất lượng – khi mua một loại da cụ thể, bạn cần biết rằng da có thể được xếp loại hay mua dưới hình thức chọn lựa hỗn hợp. Nếu da được xếp loại thì bạn có thể đặt các mức chuẩn và chấp nhận loại nào nên được dùng cho mỗi ô vải.

Sự biến dạng – da là sản phẩm tự nhiên và phụ thuộc vào loại da được lựa chọn, một sự biến dạng nhất định nên được liệu trước. Sự biến dạng này có thể được giảm thiểu và kiểm soát qua quá trình kiểm soát hiệu quả khi sản xuất. Một lần nữa, nên biết rằng vài nguyên liệu thô có thể có sự biến dạng theo mùa về chất lượng và kích thước. Hãy nghĩ về các sự biến dạng mà bạn có thể chấp nhận một cách rõ ràng và đối chiếu các sản phẩm được giao với mẫu.

 
Leave a comment

Posted by on November 5, 2011 in Mách nhỏ

 

Số liệu về ngành da

Các dữ kiện và số liệu về da

  • Da là một sản phẩm từ gia súc và cừu được chăn nuôi đăc biệt để lấy các loại sản phẩm như thịt, lông cừu và thực phẩm chế biến từ sữa. Giá trị của da gia súc và da cừu chiếm từ 5-10% giá trị thị trường của một con vật.
  • Ngành công nghiệp da nhằm tận dụng nguồn da. Nếu ngành da không tồn tại để xử lý chúng thì sẽ tạo ra một vấn đề xử lý chất thải rất lớn và nguy cơ sức khỏe đi kèm.
  • Da là một nguồn tài nguyên thiên nhiên tái tạo được – nếu da không được sản xuất, nó sẽ phải được thay thế bởi một loại vật liệu tổng hợp có nguồn gốc không tái tạo được.
  • Da được sử dụng trong phạm vi rộng lớn từ giày trẻ em với tầm quan trọng cho sức khỏe bàn chân, cho tới nắp niêm phong dầu của máy bay. Da đã và đang góp phần vào chất lượng cuộc sống hàng ngày nhiều thế kỷ nay.
  • Lượng sản phẩm da trên thế giới trong năm 2007 ước tính là 23 triệu feet vuông, đạt được giá trị khoảng 45 tỷ USD.
  • Trung bình một người tiêu dùng lúc nào cũng mang trên người ít nhất 4 sản phẩm da (giày, thắt lưng, ví, dây đồng hồ,…)

Thương mại quốc tế

Những số liệu dưới đây chứng minh tầm quan trọng của ngành da trong tương quan với giá trị thương mại của các loại hàng hóa khác.

Giá trị thương mại quốc tế trung bình từ 2003 – 2005 tính trên đơn vị USD:

Da thô

5,008.5

Wet blue, crust và da thành phẩm

17,477.7

Giày da

31,338.6

TỔNG của ngành da

53,824.8

Thịt lấy từ gia súc, cừu và dê

24,105

Cao su

7,022

Cotton

9,208

Coffee

6,738

Trà

3,258

Lúa gạo

7,010

Đường

12,281

 
Leave a comment

Posted by on November 4, 2011 in A to Z

 

Cách phân biệt các loại da

Chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ, hôm trước chúng ta đã tìm hiểu sơ lược về các loại da (bạn có thể xem lại tại đây). Và hôm nay, hãy cũng Leather Hut tìm hiểu về cách phân biệt các loại da đó nhé!

Khi nói đến việc phân biệt các loại da, bạn không thể qua mặt những người được đào tạo và có kinh nghiệm, nhưng với sự quan tâm và kiên nhẫn, ai cũng có thể làm điều đó!

Bạn cảm thấy như thế nào?

Bên cạnh vẻ ngoài, cảm giác đối với con da và cách chúng được xử lý là dấu hiệu lớn để xác định loại da. Analin cho cảm giác như da thật – nhẹ và linh hoạt- trong khi da nhuộm bảo vệ nhiều khi cho cảm giác như là plastic.

Da bọc trong xe hơi hầu hết là da nhuộm để bảo vệ chúng lâu dài dưới việc sử dụng nhiều. Một trong những thách thức của ngành công nghiệp da hiện nay là tạo ra một loại da anilin nhẹ hơn, có độ bền và chống bẩn như của da nhuộm.

Da Anilin

Chú ý các nếp gấp rất khác biệt vì chúng không được che lấp bởi lớp phủ bề mặt. Vân da tùy thuộc vào từng loài vật và da đó thuộc phần thân thể nào của con vật.

Da bán anilin

Bỏ qua một chút khác biệt giữa các loại vân (đây là sự khác nhau về giống) nhưng hãy chú ý đến việc các nếp gấp ít có sự khác biệt do đã có một lớp phủ bề mặt như thể một lớp sơn.

Da nhuộm chất bảo vệ

Chú ý các nếp gấp của da như thể chúng được phủ lên vài lớp sơn. Trong trường hợp này, mẫu da bạn nhìn thấy đã được rập nổi thành da thành phẩm. Bạn không thể nói đây là da nguyên hay da đã qua khắc phục nếu không soi nó dưới kính hiển vi.

Da phân lớp hoàn chỉnh

Bạn cần phải tìm nơi vết cắt hoặc rách để phân biệt lớp da này thuộc da nguyên hay da đã qua khắc phục. Trên tấm da nguyên (lớp trên cùng) thì các sợi sẽ được sắp xếp chặt chẽ ở gần bề mặt trong khi da phân lớp (ở giữa) thì các sợi được sắp xếp lỏng lẻo trên lớp phủ ngoài.

Việc thiếu đi lớp da nguyên cũng sẽ lộ ra khi da phân lớp bị rách.

Da Anilin: Da đã được nhuộm nhưng không có lớp phủ bảo vệ, hơi giống với gỗ nhuộm hơn là gỗ sơn.

Da bán Anilin: Là da anilin nhưng có thêm lớp phủ chứa chất bảo vệ. Lớp phủ giúp chống trầy tốt hơn.

Nubuck: Là da anilin có được nhờ dánh nhẽ hoặc chà cát lên bề mặt để tạo ra một lớp bông nhẹ. Nubuck có bề mặt tốt hơn da lộn nhờ vào lớp sợi chặt chẽ.

Da nhuộm bảo vệ: Là da có phủ một lớp bảo vệ bề mặt. Lớp phỉ này cho sự chịu mòn tốt hơn, chống thấm nước và chống bẩn.

Da được kéo giãn: Là da được thiết kế để màu nhạt hơn khi bị giãn, tạo ra hiệu ứng mòn theo thời gian.

Da phân lớp: Là kết quả của việc phân lớp da. Lớp da này không có bề mặt tự nhiên và có thể được đánh lên để làm da lộn hoặc có một lớp vân nhân tạo.

Da lộn: Là da được tạo thành bằng cách đánh hoặc chà xát một lớp da để tạo ra lớp bông mịn. Lớp bông này không đẹp như của nubuck bởi cấu trúc sợi lỏng lẻo và không có lớp da nguyên.

 
Leave a comment

Posted by on November 2, 2011 in Xài sành điệu

 

Chăm sóc cho giày da của bạn

Đôi giày sẽ kể câu chuyện về hành trình của bạn. Chúng chăm sóc cho đôi chân bạn, và để cho đúng, bạn cũng phải chăm sóc cho chúng đúng cách. Trong bài này, Leather Hut sẽ chỉ bạn cách chăm sóc cho những đôi giày da.

Thủ thuật:

  • Trong vài lần đầu tiên, hãy cố gắng mang giày mới trong điều kiện khô ráo càng lâu càng tốt, sau đó hãy cố để tránh đừng mang suốt chỉ một đôi giày.
  • Mang một đôi giày cách ngày sẽ kéo dài tuổi thọ của chúng, giúp chúng nhìn thanh nhã và có cảm giác thoải mái.
  • Sử dụng một loại kem hoặc xi tốt là việc cần thiết để bảo quản da và giúp cho đôi giày nhìn đẹp. Đánh xi một tuần một lần là đủ.
  • Làm sạch giày bằng bàn chải hoặc miếng vải ẩm trước khi cho lên một loại kem hoặc xi đánh giày tốt có màu sắc phù hợp.

1. Giày da lộn

Giày da lộn có thể thật sự khó bảo quản, đặc biệt nếu nó không được làm từ cơ sở thông thường và các dấu vết đã lưu lại trên giày quá lâu. Về cơ bản, da lộn không có lớp bảo vệ và có thể dễ dàng bị dính bẩn, nếu bạn làm đổ rượu đỏ lên giày da lộn màu be, bạn chắc chắn sẽ biết điều đó!

Nếu bạn đã từng mua một đôi giày da lộn, có nhiều khả năng người bán hàng cũng đã đề nghị bán cho bạn thứ làm sạch/ bảo quản da. Nói chung đây không phải là mánh lới buôn bán, nó như là một lời khuyên vì da lộn rất dễ bị bẩn, và cách tốt nhất để chăm sóc chúng là bảo vệ chúng khỏi bị bẩn hơn là loại bỏ vết bẩn đã có!

Nếu bạn có thể, việc loại bỏ bùn từ khi nó còn ẩm với một con dao cùn là một ý tưởng hay, sau đó loại bỏ những gì còn sót lại bằng một miếng vải ướt. Tiếp tục chà tấm vải để ngăn bụi bẩn quay trở lại. Sau đó làm sạch bề mặt bằng bàn chải móng tay với một ít nước nhưng KHÔNG ĐƯỢC dùng bất cứ chất tẩy rửa nào vì nó có thể làm hỏng khả năng chống nước của đôi giày.

Nếu bùn trên giày đã khô, thì ở đây có một số thủ thuật để giúp bạn chăm sóc giày da lộn:

  • Cạo bùn càng nhiều càng tốt bằng một con dao cùn.
  • Rửa sạch phần còn lại với nước bằng một tấm vải hoặc bàn chải.
  • Để giày khô ở nơi thoáng mát chứ không phải trong lò sưởi!
  • Chà bụi bẩn còn lại bằng bàn chải cho da lộn.

Phục hồi bề mặt…

Việc chải da luôn là tốt nhất với một bàn chải dành cho da lộn và nên chải theo chuyển động tròn. Để tạo bề mặt bông nhẹ trên một vùng nhỏ cứng đầu, bạn có thể thử chà xát nhẹ nhàng bằng giấy nhám hoặc dùng một con dao cùn. Một mẹo nhanh là chải lúc còn ẩm sẽ hiệu quả cho việc khôi phục vẻ bề ngoài hơn. Một mẹo hay là bạn có thể làm ẩm da lộn bằng cách giữ nó cách vòi của một cái ấm đang đun nước khoảng 6 inches.

2. Giày Nubuck

Gày Nubuck tương tự như giày da lộn ở chỗ bề mặt được mài mòn để tạo ra một lớp bông mịn. Một lần nữa, Nubuck không được bảo vệ, ngoại trừ thuốc xịt bảo vệ có thể được dùng cho da, vì vậy bạn phải cẩn thận mỗi lúc và mỗi nơi mang giày Nubuck… chắc chắn không nên mang giày Nubuck để làm vườn!

Giày Nubuck thông thường có thể làm sạch bằng cách lau chùi với một miếng vải nhúng vào nước xà phòng ấm. Cũng có những sản phẩm đặc biệt để làm sạch và bảo quản giày Nubuck. Bảo vệ bằng thuốc xịt và xà phòng là rất quan trọng trong bảo quản giày Nubuck.

3. Giày da

Giày da tương đối dễ bảo quản.. chỉ cần chắc chắn sản phẩm bạn mua là phù hợp để sử dụng, ví dụ không nên cho xi đen lên một đôi giày màu be. Sau đây là vài hướng dẫn cơ bản:-

  • Để giày khô trước khi làm sạch và đánh xi
  • Làm sạch giày bằng dụng cụ làm sạch da để loại bỏ bụi bẩn trên bề mặt
  • Thỉnh thoảng sử dụng chất điều hòa để làm mềm và trơn da
  • Đánh xi với loại kem, chất lỏng hay bột phù hợp
  • Thỉnh thoảng hãy dùng sản phẩm phù hợp để chống chọi thời tiết

4. Giày Exotic

Do đa phần da exotic có vảy tự nhiên, việc áp dụng sản phẩm làm sạch sử dụng trên da chuẩn sẽ không phù hợp bởi sản phẩm có thể bị kẹt giữa các vảy.

Biện pháp tốt nhất để tránh bụi trên sản phẩm là phòng ngừa và lau bùn tươi sớm nhất có thể.

 
Leave a comment

Posted by on November 1, 2011 in Mách nhỏ

 

Các loại da

Da được làm từ da của rất nhiều loài vật nhưng chủ yếu là từ gia súc, dê, cừu và heo. Mặc dù có rất nhiều loại da nhưng một tấm da có thể được xếp vào một trong 3 loại:

  • Da Anilin là loại da nhìn tự nhiên nhất, với bề mặt tự nhiên, nhưng lại dễ bị bẩn.
  • Da bán Anilin nằm giữa 2 loại còn lại, bề mặt có một lớp phủ nhẹ.
  • Da nhuộm (có chất bảo vệ) là loại bền nhất nhưng nhìn bề ngoài ít được tự nhiên, nó có một lớp phủ polyme.

Loại da bạn chọn tùy thuộc vào vẻ ngoài mà bạn mong muốn, sản phẩm và tính năng mà sản phẩm có.

…Vậy, nếu bạn đang tính mua một bộ đồ da và bạn đã có một gia đình trẻ, thì một bộ da anilin có vẻ như không phải là dành cho bạn! Nếu bạn nhìn kĩ hơn lên nhãn hàng của món đồ da đó, bạn sẽ biết nó là loại da gì, nếu không, hãy hỏi người bán hàng!

Và giờ đây bạn đã biết chút ít về 3 loại da, nhưng để tìm hiểu cái gì tạo ra loại da anilin hay da nhuộm và tại sao có nhiều loại lại bền bỉ hơn các loại khác, hãy tìm hiểu thêm về chúng.

Da Anilin là loại da nhìn tự nhiên nhất, với các đặc điểm bề mặt độc đáo còn sót lại của tấm da thô. Màu da chỉ được nhuộm mà không được phủ thêm lớp phủ hay bảo vệ nào. Một lớp phủ nhẹ có thể được áp lên để làm nổi bật vẻ bề ngoài của nó và làm thành một lớp bảo vệ chống dầu và bẩn.

Da bán Anilin bền hơn so với Anilin nhưng vẫn lưu giữ được một bề ngoài tự nhiên. Sở dĩ độ bền được tăng lên là nhờ vào lớp phủ nhẹ bề mặt có một lượng nhỏ chất bảo vệ. Điều này đảm bảo cho màu sắc nhất quán và chống bẩn.

Da nhuộm chất bảo vệ là loại bền nhất và được sử dụng trong hầu hết các loại bọc xe hơi hay nội thất. Độ bền được tạo thành nhờ một lớp phủ polyme bề mặt có chứa các chất bảo vệ.

Lớp phủ bề mặt giúp kiểm soát nhiều hơn các thuộc tính của da, ví như chống xước và phai màu.

Độ dày của lớp phủ có thể khác nhau, nhưng nếu nó dày hơn 0.15mm thì sản phẩm đó không thể được bán như là một sản phẩm ngành da ở Vương quốc Anh, dựa trên luật bảo vệ người tiêu dùng.

Da nguyên tấm Full grain pigmented leather Bề mặt được để nguyên vẹn trước khi áp lên một lớp phủ ngoài.

Da đã qua chỉnh sửa, xử lý Corrected grain pigmented leather Bề mặt được mài mòn để loại bỏ phần không hoàn hảo trước khi lớp phủ ngoài được áp lên. Sau đó một bề mặt vân da sẽ được rập nổi lên bề mặt.

(Bằng mắt thường không thể phân biệt được 2 loại da trên)

Da phân lớp hoàn chỉnh Phần giữa hoặc phần dưới tấm da với một lớp phủ polyme và rập nổi giống hệt với grain leather. Lớp da này chỉ nên được sử dụng trong trường hợp ít chịu lực bởi vì nó yếu hơn so với grain leather.
(Bằng mắt thường không thể phân biệt được)

Da cổ xưa (two-tone or rub-off) Một hiệu ứng bề mặt đặc biệt được tao ra để mô phỏng bề ngoài bị bào mòn độc đáo của các loại da truyền thống. Điều này đạt được là nhờ áp dụng một lớp phủ tương phản không đồng đều hoặc bị bào mòn từng phần để lộ ra phần nhạt màu bên dưới.

Da kéo căng

(Còn được biết đến như da kéo bằng sáp hoặc dầu) Một tấm da tự nhiên bạc màu bị kéo giãn trong quá trình sử dụng qua thời gian sẽ cho ra hiệu ứng bào mòn độc đáo.

Nubuck

Da nhuộm anilin được mài nhẹ trên bề mặt để tạo ra một lớp bông nhẹ. Trong nhiều trường hợp, vân da vẫn được nhìn thấy. Da bông mịn rất đẹp nhờ vào cấu trúc chặt chẽ của các sợi da.

Suede

Một lớp tách được mài mòn để tạo ra lớp như nhung đặc biệt. Da bông lên có nhiều vẻ ngoài khác nhau nhưng không thể đẹp như lớp bông của nubuck bởi cấu trúc sợi lỏng lẻo hơn.

Full grain để chỉ loại da không bị chà cát hoặc đánh bóng.

Da chà cát hoặc đánh bóng loại bỏ các khiếm khuyết của da, trừ trường hợp nubuck do chỉ đánh rất nhẹ.

Rập nổi là tiến trình ép nhiệt một tấm da nhân tạo thành da. Nếu không được chà cát hay đánh bóng, miếng da sẽ được coi như là da nguyên. Quá trình này thường được áp dụng đối với da nhuộm bảo vệ nhưng cũng có thể được dùng cho analin và bán analin.

 
Leave a comment

Posted by on October 28, 2011 in A to Z

 

Các hướng dẫn về da


Các hướng dẫn của BLC

Sau đây là các hướng dẫn chung được BLC Leather Technology Center cung cấp liên quan đến thành phần của sản phẩm da:

Dây đeo đồng hồ/ Thắt lưng

Khi cả lớp ngoài và lớp lót đều là da thì nó có thể được xem là da thật nếu không có các nguyên liệu khác chiếm hơn 50% của bề mặt. Tuy nhiên nếu một dây đồng hồ hoặc thắt lưng đáp ứng được định nghĩa  về da nhưng đồng thời lượng da lại ít hơn 50% tổng thể thì nó không nên được xem là da thật nếu không có giấy chứng nhận đi kèm vì như vậy dễ gây hiểu nhầm.

Da bọc nội thất

Có hai vùng quan trọng: “Vùng tiếp xúc” (như là chỗ ngồi, chỗ để tay, chỗ dựa,  các mép gập) và “Vùng không tiếp xúc” (như là phía ngoài chỗ để tay hoặc lưng ghế). Đồ nội thất chỉ  được xem là da nếu cả 2 vùng trên là da.

Khi chỉ có “vùng tiếp xúc” là da thì đồ nội thất đó ko nên được xem là da, trừ trường hợp nó được miêu tả là “ghế da có những vùng không phải da”.

Đôi khi thuật ngữ “Leather faced” được sử dụng dưới những bối cảnh như vậy.

Túi hành lý, túi, hàng hóa da

Ít nhất 80% bề mặt của phần thân chính phải là da (trừ các ngăn, túi, ngăn để bút bên trong).

Làm giả da

Có những sản phẩm không phải là để mô phỏng theo da và cũng có những sản phẩm được thiết kế để mô phỏng da thật. Những sản phẩm này là hợp pháp nếu được bán như vậy, nhưng sẽ là hàng giả mạo khi chúng được bán như da thật.

Một sản phẩm đôi khi bị tưởng nhầm là da được làm bằng cách nén các sợi da lại với nhau bằng một liên kết. Bởi vì các sợi da được dính lại hơn là đan xen với nhau, sản phẩm thiếu đi sự linh hoạt và độ bền thực sự của da thật. Về mặt pháp lý nguyên liệu này phải được xem là ‘bonded leather fibre’.

Diện tích

Bạn sẽ ngạc nhiên khi lần đầu tiên nhìn thấy một bộ da đầy đủ. Chúng không chỉ lớn hơn bạn nghĩ rất nhiều, mà còn khác rất nhiều so với những gì bạn mong đợi.

Da từ các phần khác nhau của động vật cũng thay đổi về các đặc điểm, và điều này cần được lưu ý khi sử dụng sản phẩm da. Độ dày của da thô thay đổi trên toàn bộ con vật, và để có được độ dày cần thiết nó thường được cắt ra trên một máy cắt đặc biệt hoặc đánh bóng tới một độ dày thích hợp. Các bộ phận chính của da được thể hiện như dưới đây:

Vai – vai thường dày và bền nhưng có xu hướng dễ bị nhăn vì phần này của da bị ảnh hưởng bởi sự chuyển động của đầu.

Butt – các sợi trong phần này của da được dính chặt với nhau và do đó là phần bền nhất của da.

Bụng – phần này khá là mỏng và có có cấu trúc sợi lỏng hơn nhiều so với lưng, và thường bị kéo dài khi bị căng.

Nách – phần này giống như nách của người – chúng chuyển động rất nhiều – do đó cấu trúc sợi khá lỏng, làm cho chúng thậm chí còn dễ bị nới lỏng hơn vùng bụng.

Từ da tới lông

Các phần khác nhau của da có các thuộc tính khác nhau về tính linh hoạt, và độ bền. Điều này làm cho một vài phần của da phù hợp hơn để sử dụng để làm sofa hơn phần khác.

Khoa học

Đối với một nguyên liệu rất linh hoạt, phong cách và tiện dụng, bạn có thể bị lừa  nếu nghĩ rằng đó là một nguyên liệu cực kì phức tạp. Chỉ có 3 loại nguyên liệu chính tạo nên da:

• Nước 60-65%
• Protein 25-30%
• Chất béo 5-10%

Protein chủ yếu là collagen (tìm thấy trong mỹ phẩm) và nó là collagen được chuyển thành bởi quá trình thuộc da.

 
Leave a comment

Posted by on October 28, 2011 in A to Z

 

The Power of Words

 
Leave a comment

Posted by on October 27, 2011 in Uncategorized, Video hay

 

Việc sản xuất da thời kỳ đầu

Các sản phẩm da giản đơn sớm nhất được làm bằng cách ngâm da sống trong các chất lên men tự nhiên, trong đó vi khuẩn lên men phát triển và ăn mòn da sống dẫn đến sự mất đi của lông và một số hòa tan khỏi da hữu cơ. Lông sau đó được được cạo bỏ bằng dụng cụ cạo bằng đá hoặc gỗ, và chất mỡ hoặc thịt dính lại ở mặt kia của da được loại bỏ bằng cách tương tự. Quá trình thuộc da, sự chuyển đổi từ da sống cạo thô sang thành vải da, được thực hiện bằng cách rải đều nguyên liệu từ vỏ cây tự nhiên lên da thô và cho vào các thùng chứa dung dịch thuộc da. Vỏ cây được cho vào nhiều lần cho đến khi dung dịch thuộc da xâm nhập vào da thô, mất đến hai năm cho những bộ da rất dày. Các bộ da này sau đó được treo lên vài ngày trong các nhà kho mở. Vẻ ngoài của da liên quan đến việc gọt hoặc cạo da đến một độ dày nhất định, màu sắc, xử lý bằng các loại dầu và mỡ bôi trơn, làm khô và xử lý bước cuối trên bề mặt bằng sáp, các protein như máu, anbumin, và quét shellac để hoàn thiện bề mặt hấp dẫn.

Trong thời kì trung cổ, da được sử dụng cho tất cả các mục đích như làm giày dép, quần áo, túi da, vali hay thùng chứa, chai lọ bằng da, yên ngựa, để bọc ghế, đi văng, bìa sách hay mục đích quân sự. Da còn được dùng để trang trí xe ngựa, kiệu và các bức tường. Nhiều vật dụng bằng da đã được tìm thấy từ con tàu Mary Rose, một con tàu bị đắm năm 1545.

Phần lớn da được thuộc với vỏ cây sồi, nhưng da mềm dùng làm quần áo, găng tay hay giày dép thì được thuộc với đất phèn, dầu, và hỗn hợp của 2 chất này.

Với việc khám phá và mở đầu của các chất hóa học cơ bản như vôi và axit sunphuric, những thợ thuộc da dần dần từ bỏ cách làm truyền thống, và việc sản xuất da dần trở thành một chuỗi các quy trình hóa học. Ông Humprey Davy, người phát minh đèn an toàn trong hầm mỏ, đã điều tra một số các quy trình này.

Sự phát triển của công nghiệp hóa vào thế kỉ 18 và 19 tạo ra nhu cầu về nhiều loại da, ví dụ như dây chuyền da để truyền động máy móc được đưa vào công nghiệp, da đặc biệt sử dụng cho khung cửi trong ngành công nghiệp dệt vải, da sử dụng cho màng bơm và vòng đệm, da sử dụng trong vận chuyển và cho bọc bàn ghế.

Vào cuối thế kỉ 19, sự phát minh của ô tô, hệ thống đường hiện đại, các loại chất than đá, nhựa đường, chất nhuộm mới, nhu cầu về các loại giày dép mềm mại, nhẹ với một diện mạo thời trang, và một sự gia tăng nói chung trong mức sống đã tạo ra nhu cầu về các loại vải da mềm mại, dẻo và nhiều màu sắc. Loại da được thuộc bằng cây cỏ truyền thống đã trở nên quá cứng và dày cho những yêu cầu đó, do vậy việc sử dụng muối crom được áp dụng và thuộc da bằng crom trở thành tiêu chuẩn cho giày dép hiện đại và da thời trang. Phương pháp này giúp sản xuất vải da mềm mại, dẻo và đẹp, phản ánh cách mà chúng ta sống.

 
Leave a comment

Posted by on October 25, 2011 in My Ancestor

 

Định nghĩa về da

Định nghĩa chuẩn của Anh về da như sau:

“Da với cấu trúc dạng sợi ban đầu nhiều hơn hay ít hơn còn nguyên vẹn, đã được thuộc để không bị phân hủy. Lông có thể hoặc chưa bị tách ra. Nó đồng thời là da đã được chia thành các lớp, hoặc phân đoạn trước hoặc sau khi thuộc da.”

Số lượng của lớp phủ bề mặt áp dụng cho da ảnh hưởng tới việc da có được xem là da thật hay không.

“…Nếu da có một lớp phủ bề mặt, độ dày trung bình của lớp bề mặt này, được áp dụng bằng cách nào đi nữa, phải nhỏ hơn hoặc bẳng 0.15mm, và không vượt quá 30% của tổng độ dày”

Cái gì không phải là da?

Có rất nhiều loại mặt hàng da được bán như da thật, mặc dù trên thực tế là giả. Một vài loại phổ biến sẽ được mô tả sau đây:

1. Bonded Leather Fibre

Da với cấu trúc dạng sợi ban đầu nhiều hơn hay ít hơn còn nguyên vẹn…Nếu da thuộc bị phân hủy cơ học và/hoặc hóa học thành các hạt xơ, các miếng nhỏ hoặc bột và sau đó được tạo thành tấm bằng cách liên kết hoặc không đều không phải là da.

Có thể thấy sự kết hợp của một số loại vật liệu trong cấu trúc da ngoại quan bằng các màu sắc khác nhau.

Ưu điểm
• Rẻ
• Vùng cắt đồng bộ với nhau

Nhược điểm
• Không phải da thật
• Kém linh hoạt
• Không dùng được lâu
• Ít sức bền
• Diện mạo rẻ

2. Coated Leather (Da phủ)

“Một sản phẩm mà dộ dày khi hoàn thành không vượt quá 30% nhưng không vượt quá 0.15mm”

Vùng tối của bề mặt hạt của da chứa các lớp phủ thực tế có thể được tạo nên với nhiều chất liệu hóa học, ví dụ như hỗn hợp polyurethane. Vì độ dày khi hoàn thành vượt quá 0.15mm, nó không thể được xem là da thật.

Ưu điểm
• Rẻ
• Bề mặt chắc

Nhược điểm
• Không có vẻ ngoài tự nhiên
• Không xốp
• Biểu hiện vật lý và độ linh hoạt.. thấp

3. Laminated Leather (Da ép)

Các đặc điểm chính của da ép là chúng là một hỗn hợp của hai hay nhiều lớp, nơi các tấm mỏng được gắn vào mặt trong (phần thịt) của da. Một điểm khác nữa của da ép và da phủ là các lớp mỏng gắn vào dày hơn 30% so với độ dày tổng thể của da.

Ưu điểm
• Bề mặt chắc
• Có sự linh hoạt và bền
• Màu sắc tốt

Nhược điểm
• Không có diện mạo tự nhiên
• Không xốp
• Biểu hiện vật lý không tốt (dễ bị rạn)

Bao nhiêu phần của một sản phẩm phải là da thật?

Bạn có thể đã từng mua một đôi giày da hay ví da, và xem xét kĩ rồi thắc mắc rằng bao nhiêu phần của nó được làm bằng da, và như thế nào thì nó được bán như là da thật.

Các nhà sản xuất được cho phép tạo nên các sản phẩm được mua bán như là da thật với các nguyên liệu không phải da nếu sự kết hợp của nguyên liệu không phải da không vượt quá các định mức cụ thể.

Theo EC Directive 94/11 chuyên về giày dép thì một chiếc giày da thật phải chứa những định mức da như sau:

• Phía trên: – 80% bề mặt
• Phần lót: – 80% bề mặt
• Đế – 80% thể tích

“Nếu không có một nguyên liệu nào chiếm ít nhất 80%, thông tin phải thể hiện về 2 nguyên liệu chính được sử dụng trong thành phần của giày dép”.

 
Leave a comment

Posted by on October 25, 2011 in A to Z

 

You’ve got a friend

Sand Art by Ilana Yahav

 
Leave a comment

Posted by on October 24, 2011 in Video hay